Xin Visa Nhật là một quá trình phức tạp và yêu cầu nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nắm rõ các thông tin cần thiết và chuẩn bị hồ sơ một cách chu đáo, khả năng được cấp visa sẽ tăng lên rất nhiều. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các khía cạnh quan trọng của việc xin Visa Nhật Bản để giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất.

1. Các loại Visa Nhật:
Cần lựa chọn loại visa Nhật phù hợp, đúng với mục đích chuyến đi.
Phân loại visa Nhật dựa trên 2 tiêu chí:
- Số lần nhập cảnh
- Mục đích chuyến đi
*Số lần nhập cảnh:
Loại visa |
Số lần nhập cảnh |
Thời hạn hiệu lực |
Thời hạn lưu trú |
Visa 1 lần |
1 lần |
Trong 3 tháng |
Từ 15 ngày trở lên (Mỗi lần lưu trú ngắn hạn, giới hạn trong 90 ngày) |
Visa 2 lần |
2 lần |
Trong 6 tháng |
|
Visa nhiều lần |
Nhiều lần |
Từ 1 năm, 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm (dựa theo mục đích sang Nhật) |
Lưu ý: Visa nhiều lần, hiệu lực và thời hạn lưu trú sẽ do Đại sứ quán quyết định.
*Mục đích chuyến đi:
Loại visa |
Số lần nhập cảnh |
Thời hạn hiệu lực |
Thời hạn lưu trú |
Visa du lịch |
1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần |
Tối đa 5 năm |
Tối đa 30 ngày |
Visa thăm thân |
|||
Visa thương mại |
Tối đa 10 năm |
Tối đa 90 ngày |
|
Visa du học |
Vô thời hạn (Phụ thuộc vào trình độ) |
Tối đa 6 năm |
|
Visa lao động |
Tối đa 5 năm |
||
Visa quá cảnh |
1 lần |
Tối đa 15 ngày |
Tối đa 72 giờ |
2. Điều kiện xin visa Nhật
- Phải có hộ chiếu còn hiệu lực và phải đảm bảo quyền lợi, tư cách quay trở lại nước xuất phát, đang cư trú.
- Hồ sơ trình nộp để xin cấp visa phải đúng và chính xác.
- Hoạt động tại Nhật Bản của người xin cấp visa hoặc nhân thân và thời hạn lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được quy định trong Luật Quản lý Xuất Nhập cảnh và chấp nhận tị nạn (Điều 319 năm 1951 Luật xuất nhập cảnh).
*Về tính chất thành phần hồ sơ xin visa Nhật sẽ tương đối giống nhau, tùy theo mục đích nhập cảnh, bạn sẽ phải cung cấp thêm giấy tờ tương ứng để chứng minh, dưới đây là thành phần hồ sơ 2 dạng visa phổ biến nhất.

3. Hồ sơ xin visa lưu trú ngắn hạn đối với mục đích du lịch
- Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng và ít nhất 2 trang trống
- Đơn xin visa
- Hình 4.5cm×3.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại
- Hồ sơ công việc:
+ Hợp đồng lao động / Giấy phép đăng ký kinh doanh
+ Xác nhận lương 6 tháng gần nhất
+ Đơn xin nghỉ phép
- Hồ sơ chứng minh khả năng chi trả chuyến đi
+ Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất
+ Giấy xác nhận số dư tiền gửi có kỳ hạn
+ Sổ tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn
+ Chứng nhận thu nhập (Hồ sơ công việc như bên trên)
Trường hợp cá nhân không tự trả chi phí, vui lòng nộp các giấy tờ xác định nhân thân của người chi trả chi phí chuyến đi và giấy tờ làm rõ mối quan hệ với người xin visa.
- Hồ sơ chứng minh mục đích nhập cảnh
+ Booking vé, khách sạn
+ Lịch trình (chi tiết, phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động, thông tin nơi lưu trú)
- Hồ sơ chứng minh quan hệ giữa những người cùng đi
+ Quan hệ thân nhân: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn …
+ Quan hệ người quen: Hình ảnh
+ Các giấy tờ khác
Lưu ý: Trước khi nộp hồ sơ, vui lòng xác nhận và chuẩn bị những hồ sơ chứng minh mối quan hệ những người cùng nhóm.
4. Hồ sơ xin visa lưu trú ngắn hạn đối với mục đích thăm thân
- Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng và ít nhất 2 trang trống
- Đơn xin visa
- Hình 4.5cm×3.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại
- Giấy bảo lãnh và Danh sách người xin visa (trường hợp số người xin visa từ 2 người trở lên)
- Giấy chứng minh thu nhập của người bảo lãnh (một trong các loại giấy tờ sau)
+ Giấy chứng nhận nộp thuế/ Giấy chứng nhận thu nhập có ghi rõ tổng thu nhập gần nhất
+ Giấy chứng nhận nộp thuế do cơ quan thuế cấp
+ Bản sao giấy đăng ký nộp thuế
+ Bản sao kê giao dịch ngân hàng có ghi rõ quá trình sử dụng 6 tháng gần nhất.
*Không chấp nhận giấy xác nhận thu nhập do công ty cấp.
- Giấy cư trú
+ Do cơ quan hành chính thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, ... nơi người bảo lãnh cư trú cấp (bản ghi tất cả thành viên của hộ gia đình, được cấp trong vòng 3 tháng trở lại. Trường hợp là người nước ngoài yêu cầu giấy cư trú phải là bản đầy đủ, không giản lược thông tin (ngoại trừ My number và mã số Giấy cư trú).
+ Trường hợp đương đơn xin visa tự chi trả toàn bộ chuyến đi chứng minh được khả năng tài chính với các hồ sơ dưới đây thì về nguyên tắc không cần Giấy bảo lãnh, các giấy tờ chứng minh thu nhập của người bảo lãnh cũng như Giấy cư trú.
- Hồ sơ công việc:
+ Hợp đồng lao động / Giấy phép đăng ký kinh doanh
+ Xác nhận lương 6 tháng gần nhất
+ Đơn xin nghỉ phép
- Hồ sơ chứng minh khả năng chi trả chuyến đi
+ Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất
+ Giấy xác nhận số dư tiền gửi có kỳ hạn
+ Sổ tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn
+ Chứng nhận thu nhập (Hồ sơ công việc như bên trên)
+ Lịch trình (chi tiết, phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động, thông tin nơi lưu trú)
- Hồ sơ chứng minh mục đích nhập cảnh
+ Thư mời
Giấy này bắt buộc phải có, ngay cả trường hợp không cần giấy bảo lãnh. Phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại.
Phải ghi rõ cụ thể tất cả các nơi viếng thăm tại Nhật Bản và nội dung các hoạt động, không được ghi chung chung như “thăm thân nhân” mà phải ghi rõ quá trình đưa đến việc bảo lãnh, các hoạt động và các nơi viếng thăm.
+ Giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với người mời (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn …)
Trường hợp thân nhân tại Nhật Bản là người nước ngoài thì nộp thêm copy thẻ cư trú, thẻ vĩnh trú đặc biệt, copy hộ chiếu trang thông tin nhân thân.
+ Lịch trình (chi tiết, phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động, thông tin nơi lưu trú)
+ Booking vé, khách sạn
5. Một số lưu ý khi xin visa Nhật Bản
Để tăng khả năng đậu, chúng tôi tổng hợp một số lưu ý sau khi xin thị thực nhập cảnh vào Nhật:
- Không mua vé máy bay vào Nhật khi chưa nhận được visa bởi Đại sứ quán Nhật Bản sẽ không chịu trách nhiệm nếu bạn không nhận được visa theo dự định.
- Trường hợp bạn không xuất trình đủ hồ sơ cơ bản hoặc có nội dung không đầy đủ sẽ không được tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa.
- Cũng có trường hợp sau khi Đại sứ quán tiếp nhận hồ sơ vẫn yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ khác hoặc yêu cầu phỏng vấn. Nếu không bổ sung giấy tờ hoặc lên phỏng vấn, hồ sơ của bạn sẽ bị dừng xét duyệt.
- Hồ sơ đã nộp cho Đại sứ quán sẽ không được hoàn trả lại. Nếu giấy tờ cần trả lại bản gốc (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chấp nhận nhập học v.v.) và giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE) bạn nên nộp kèm theo một bản photocopy.
- Không gửi trực tiếp hồ sơ cơ bản qua Email, đường bưu điện, Fax đến Đại sứ quán Nhật trừ trường hợp Đại sứ quán trực tiếp yêu cầu. Những hồ sơ gửi đến tự ý này sẽ không được tiếp nhận.
- Lưu ý về thời gian lưu trú
Việc chứng minh mức tài chính cần phải phù hợp với mục đích chuyến đi và thời gian lưu trú của bạn. Nếu bạn dự định lưu trú lâu dài, hãy chuẩn bị một khoản tiền tương ứng với chi phí cho toàn bộ thời gian, bao gồm chi phí ăn uống, di chuyển, tham quan và mua sắm.
- Trước khi nộp hồ sơ, hãy đảm bảo rằng tất cả các giấy tờ đều được photo rõ ràng và có đóng dấu hoặc chữ ký đầy đủ. Việc thiếu sót một giấy tờ nào đó có thể dẫn đến việc hồ sơ của bạn bị từ chối.
- Tất cả các giấy tờ chứng minh thu nhập phải được cấp bởi công ty hoặc cơ quan có thẩm quyền và cần có chữ ký cũng như đóng dấu của người đại diện. Khi kiểm tra lần cuối, hãy chắc chắn rằng không có bất kỳ sai sót nào trong các thông tin trên giấy tờ.
- Sắp xếp giấy tờ một cách khoa học sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và trình bày cho cơ quan cấp visa. Khi bạn cung cấp một bộ hồ sơ rõ ràng và logic, bạn sẽ gây ấn tượng tốt hơn với những người xử lý hồ sơ.
- Kiểm tra kỹ hồ sơ
Cuối cùng, hãy cẩn thận kiểm tra lại hồ sơ của bạn trước khi nộp. Đảm bảo rằng không thiếu giấy tờ và tất cả giấy tờ đều chính xác. Một chút thời gian bỏ ra để rà soát sẽ mang lại hiệu quả lớn cho việc xin visa của bạn.